Lễ Cưới Gồm Những Gì? 5 Nghi Lễ Quan Trọng Không Thể Thiếu Trong Văn Hóa Việt Nam
Cưới hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng của đời người, mang bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu lễ cưới gồm những gì trong bài viết dưới đây.
Lễ cưới gồm những gì? Lễ cưới là ngày lễ trọng đại và thiêng liêng của mỗi người người vì thế việc nắm rõ và hiểu rõ về các nghi lễ cưới hỏi là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. So với hiện tại thì đám cưới thời xưa được tổ chức vô cùng trang nghiêm với nhiều nghi lễ phức tạp. Các nghi lễ ở trong đám cưới vừa là sự công nhận chính thức để đôi trai gái nên duyên vợ chồng vừa được xem như là dấu mốc nhắc nhở hai người phải trân trọng tình yêu của họ.
Chính vì vậy, hãy cùng Phúc Thành Nhân tìm hiểu về những nghi thức và thủ tục cưới hỏi ở trong văn hóa của người Việt Nam nhé!
Lễ cưới gồm những gì? 5 trình tự nghi lễ Đám cưới truyền thống ở Việt Nam
Lễ đầu tiên - Lễ dạm ngõ (Xem mặt, chạm ngõ)
Lễ dạm ngõ được xem là nghi lễ khởi đầu đóng vai trò quan trọng trong việc ra mắt giữa hai bên gia đình của đôi bạn yêu nhau muốn tiến tới hôn nhân. Nghi lễ này không thể bỏ qua ở trong các đám cưới truyền thống của người Việt. Vậy nên, trước khi làm lễ dạm ngõ thì nhà trai cần phải chọn ngày đẹp, để đánh tiếng cho nhà gái để đến dạm ngõ, chấp thuận chuyện qua lại giữa hai bên gia đình thì mọi việc tiếp theo mới được trọn vẹn.
Đây cũng là nghi lễ để hai bên gia đình có cơ hội gặp để cùng nhau bàn đến kế hoạch cho đám cưới được diễn ra. Những nội dung cần bàn như lễ ăn hỏi, lễ thành hôn, số lượng tráp lễ….
Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản bao gồm như: chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn để nhà gái dâng lên Gia tiên.
Thành phần tham dự ở trong ngày lễ dạm ngõ chỉ bảo gồm trong nội bộ gia đình 2 họ: cô dâu, chú rể và bố mẹ, anh chị em ruột của cô dâu chú rể.
Nghi lễ cưới thứ 2: Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi cũng là một trong những nghi thức quan trọng không kém ở trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ: Cô gái lúc này đã trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai và chàng trai đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái, có thể tập xưng hô giống như một gia đình.
Lễ vật của lễ ăn hỏi từ nhà trai còn phụ thuộc vào trong từng vùng miền khác nhau, số lượng tráp ăn hỏi ở miền Bắc thường sẽ là số lẻ 3,5,7,9 tráp. Trong khi đó thì miền Nam thường sẽ là số chẵn là 4,6,8,10 tráp.
Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của 3 miền cũng sẽ thường có những lễ vật cơ bản gồm: Mâm trầu cau, mâm rượu, thuốc, trà, mâm bánh ăn hỏi, xôi, mâm hoa quả, mâm heo quay….
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là đã chính thức công nhận gả con gái cho nhà trai. Và đôi trai gái có thể coi như là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ cần chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Nghi lễ thứ ba - Lễ xin dâu
Lễ xin dâu truyền thống đã có từ lâu đời nhưng đến nay đã có một số gia đình để đơn giản hóa phong tục cưới hỏi. Đây là nghi lễ ở trong đám cưới truyền thống, trước giờ đón dâu, mẹ của chú rể và nhà trai sẽ sang nhà gái và mang theo tráp xin dâu trước khi dọn tiệc cưới để nhà gái có thể yên tâm chuẩn bị cho tiệc cưới.
Nghi lễ thứ tư - Lễ rước dâu
Nếu bạn quan tâm lễ cưới gồm những gì thì sau khi xin dâu thì lễ cưới truyền thống hay còn gọi là lễ rước dâu. Trong nghi lễ này, chú rể sẽ đón cô dâu về nhà bằng hoa cưới và quà. Theo phong tục truyền thống, trong lễ cưới này hai bên gia đình sẽ trao nhau lễ vật và chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu như một nghi thức để chúc phúc cho đôi tân vĩnh viễn hạnh phúc và thịnh vượng.
Theo nghi thức cưới hỏi truyền thống thì ở hai bên gia đình, đôi uyên ương sẽ dành thời gian để tổ chức tiệc cưới, thông báo tin cưới đến cho họ hàng, bạn bè gần xa và những người xung quanh, đến cùng chung vui với hạnh phúc mới. Đúng ngày giờ đã chọn, chú rể sẽ cùng bố mẹ và đại diện nhà trai đến nhà gái để xin đón dâu về nhà bằng xe hoa. Tùy theo sở thích và vùng miền mà cô dâu chú rể sẽ có trang phục phù hợp như đầm cô dâu, áo vest. Các khách mời tham dự cũng sẽ ăn mặc chỉnh tề để chúc phúc cho hai bên gia đình trong lễ cưới.
Nghi lễ thứ 5: Lễ lại mặt
Theo phong tục cưới truyền thống sẽ có 1 ngày lại mặt ngày gia đình nhà chồng đưa con dâu về thăm bố mẹ ruột để câu vơi đi nỗi nhớ nhà. Lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ, nó sẽ diễn ra sau lễ cưới 1 vài ngày. Đây cũng là nghi lễ cuối cùng trong một lễ cưới.
Nghi lễ này bắt nguồn từ tình yêu thương của nhà chồng dành cho câu dâu mới bởi thông thường các cô dâu mới khi về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn tủi khi phải xa nhà. Vì thế theo như phong tục truyền thống thì sẽ có 1 ngày lại mặt, ngày gia đình nhà chồng đưa con dâu về thăm bố mẹ ruột để cô dâu với đi nỗi nhớ nhà,
Ở trong buổi lễ này thì cha và mẹ của cô dâu sẽ có vai trò là người chia sẻ và động viên con gái của mình. Họ sẽ giúp cô dâu mới có thể thoải mái và ý thức được trách nhiệm cũng như vai trò của mình. Đồng thời đây cũng là dịp để chú rể có thể thân thiết và gần gũi hơn với gia đình bên nhà vợ. Đây cũng được xem như là thời điểm chính thức đầu tiên sau đám cưới con rể hỏi thăm bố mẹ với cương vị chính thức.
Xem thêm: Mâm Quả Đám Cưới - Tượng Trưng Cho Ước Nguyện Hạnh Phúc
Dịch vụ trang trí tiệc cưới - Phúc Thành Nhân
Phúc Thành Nhân là một trong nơi cung cấp dịch vụ trang trí tiệc cưới uy tín và chất lượng. Với nhiều nơi kinh nghiệm hoạt động ở trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, đã từng cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng khác nhau. Phúc Thành Nhân tự tin có thể mang đến cho bạn sự hài lòng để ghi lại những dấu ấn đặc biệt cho thời khắc thiêng liêng trọng đại nhất của cuộc đời bạn.
Hiểu được tầm quan trọng của việc trang trí tiệc cưới với khách hàng, chúng tôi luôn đề cao tính chuyên nghiệp để cung cấp cho bạn một chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức giá cả phải chăng, kèm theo nhiều dịch vụ khác nhau giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, mang đến cho bạn một đám cưới trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, Phúc Thành Nhân còn có nhiều concept trang trí đa dạng khác nhau từ truyền thống cho đến hiện đại, do đó bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất với sở thích cũng như khả năng của mình.
Kết luận
Các trình tự nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam sẽ thể hiện sự trọn vẹn của tình yêu và nét đẹp truyền thống. Mặc dù cuộc sống hiện đại có nhiều sự thay đổi, nhưng việc duy trì, thực hiện các nghi lễ ở trong đám cưới truyền thống Việt Nam là vô cùng quan trọng để giữ gìn các giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc ở trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn lễ cưới gồm những gì, để có một lễ cưới trọn vẹn nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ về dịch vụ trang trí tiệc cưới đáng nhớ hãy liên hệ ngay với Phúc Thành Nhân nhé!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KT PHÚC THÀNH NHÂN
Trụ Sở: 205 Đường Lê Lâm, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM
Chi Nhánh Hà Nội: Số 35 Ngách 11 Ngõ 1295 Đường Giải Phóng, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline/Zalo/Viber: 0906.462.906 – 0903.154.299 (Mr Hiếu)
Email: hieuvo@phucthanhnhan.vn
M: 0909.216.522 ( Ms Nhị) - E: nhidang@phucthanhnhan.vn
M: 0932.763.196 ( Ms Khiết) - E: khiettran@phucthanhnhan.vn
Website công ty: www.phucthanhnhan.com - www.phucthanhnhan.vn
Những Quà Tặng Noel Ý Nghĩa, Ấm Áp Cho Người Thân Và Bạn Bè
Món quà tặng Noel ý nghĩa không chỉ đơn thuần là những món đồ vật chất, mà còn là biểu tượng của tình cảm, sự quan tâm và yêu thương mà chúng ta dành cho nhau trong mùa lễ hội đặc biệt này.
Những Món Quà 20/11 Cho Thầy Giáo Thiết Thực, Thể Hiện Lòng Chân Thành
Bạn có thể bày tỏ sự chân thực thông qua những món quà 20/11 cho thầy giáo thiết thực như tranh, thiệp, đồ dùng dạy học… Hãy cùng tham khảo các gợi ý tặng quà 20/11 cho thầy giáo dưới đây.
Gợi Ý Quà 20/11 Cho Cô Giáo Thiết Thực, Có Ý Nghĩa
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, chắc hẳn các bạn học sinh và phụ huynh đang băn khoăn không biết nên lựa chọn quà 20/11 cho cô giáo như thế nào? Hãy khám phá các gợi ý quà 20/11 cho cô giáo trong bài viết dưới đây nhé!
20/11 Là Ngày Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
20/11 là ngày gì? Ngày 20/11 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam, đây là dịp đặc biệt để mọi người thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với các thầy cô giáo.
Mách Bạn Những Ý Tưởng Tổ Chức Halloween Độc Đáo, Ấn Tượng
Bạn đang đau đầu suy nghĩ ý tưởng tổ chức Halloween sao cho đơn giản nhưng vẫn khiến cho người tham gia thích thú, hãy tham khảo những ý tưởng tổ chức Halloween độc đáo dưới đây.
Trick Or Treat Là Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Trò Chơi Bị Ghẹo Hay Cho Kẹo
Trick or Treat là gì? Halloween đã trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về truyền thống đi xin kẹo trong dịp Halloween.
Copyright © 2021. Bản quyền 2011- 2024 Phuc Thanh Nhan Events & Media. All Rights Reserved | Thiết kế và phát triển bởi websieutot.com